Ao nuôi rùa
Điều kiện sinh thái gần giống với tự nhiên, ao hướng Bắc nam, tránh gió Bắc, hướng về phía mặt trời, đất tơi mềm, nguồn nước dồi dào, cấp thoát nước dễ dàng, không bị nhiễm bẩn.
Diện tích ao nuôi: 20-100m2. Ao sâu: 1,5m, nước sâu 1,2m.
Xung quanh ao tường rào cao 0,5 m, tường nhẵn, trên tường có gờ nhô ra về phía ao độ 10 cm, chân tường sâu 60 cm. Giữa ao cần có mô đất 3-5m2, độ dốc 25o, trên mô đất trống các loại cây làm dàn che mát, làm nơi rùa nghỉ ngơi và đẻ trứng.
Đáy ao có lớp đất cát dưới đáy ao dày 20-30cm. Bờ ao có độ dốc nhất định cho một lớp đất cát pha để rùa đào hố đẻ trứng.
Bể bơi rùa con
Bể bơi này nên làm bằng gạch và xi măng xây trong nhà trơn nhẵn, bể có dạng hình chữ nhật. Diện tích mỗi bể 2-3 m2, cao 0,8m, nước sâu 0,2-0,3m. Đáy bể độ dốc nhất định, một đầu bể có nước, đầu kia không ngập nước để rùa bò ra ăn uống, nhà ấp cần thông thoáng, mát, mùa đông cần che chắn kín gió, trên bể che đậy bằng tấm nhựa.
Rùa giao phối
Vào tháng 8-9 là mùa giao phối của rùa và thời gian đẻ trứng, rùa thường giao phối vào đêm sáng trời. Con đực chủ động theo con cái hoặc quay tròn quanh con cái, con cái lại không cho bò đi… tiến hành giao phối. Rùa giao phối năm này sang năm sau tinh trùng vẫn có khả năng thụ tinh, trong điều kiện nuôi bà con nên cho tỉ lệ là 1 đực 2 cái, hoặc 1 đực 3 cái.
Mùa đẻ trứng của rùa thường vào tháng 4 - 9. Khi nhiệt độ không khí trên 20 độ và kéo dài 5-10 ngày con cái bắt đầu đẻ trứng. Rùa đẻ một năm một lứa, mỗi lứa 2 quả trứng, cũng có một số ngoại lệ nhưng không phổ biến cho lắm.
Theo channuoitrongcay.blogspot.com
0 Comment to "Kỹ thuật nuôi rùa nhiều bà con áp dụng"
Đăng nhận xét