Thứ Ba, 30 tháng 1, 2018

Đặc điểm và giá trị chim trĩ

Chim trĩ được nuôi ở nước ta thường làm cảnh nhưng cũng có nhiều người nuôi chim trĩ để phát triển kinh tế và mang lại thu nhập khá. Khi nuôi một giống vật gì là muốn đạt được thành công đò hỏi người nuôi phải hiểu rõ chúng tường tận.

Với việc nuôi chim trĩ người nuôi cần biết nhiều về đặc điểm của chúng.



Đặc điểm

Chim trĩ đỏ là loài vật có màu sắc đẹp, nhất là đối với con trống. Phần đầu màu xanh óng ánh, da mặt đỏ, có một vòng trắng quanh cổ rõ rệt. Phần mình màu nâu thẩm, phần dưới ngực màu tím hồng đậm, hai bên cánh màu vàng nhạc, điểm đốm đen trắng. Màu kết hợp làm chim trĩ nỗi bật so với các loài  khác. Chân chim màu xám hoặc vàng. Lông đuôi màu xám tro. Khối lượng chim trưởng thành từ 1,2 – 2kg.

Thức ăn

Chim trĩ không như loài khác khi ăn ít, chúng ăn một lượng bằng một nửa so với gà. Một con chim trĩ trưởng thành tiêu tốn lượng thức ăn 6-7kg/lứa. Thời gian ăn của chúng không cố định, khi nào hết thì tiếp thêm. Thức ăn có thể là những nguồn có thể tận dụng sẵn có như là thóc, đậu, ngô, rau …

Tập tính

Giống trĩ khi đi tìm mồi thì xuống đất, nhưng khi ngủ lại thích ngủ trên cây. Kể cả chim trĩ mái cũng vậy. Người nuôi khi làm chuồng nuôi trĩ tạo độ cao từ 1,5 đến 2m. Nếu thiếu chỗ đậu ngủ, chúng sẽ bay lên bay xuống nhiều lần, hoặc chen lấn nhau gây bất ổn cho cá thể khác.

Chúng thời gian trước và sau mùa sinh sản nhiều trĩ trống mái vẫn sống chung với nhau thì những bầy nhỏ độ 5 đến 10 con. Khi nuôi nhốt với trĩ con, trĩ nuôi tập thể trong chuồng lớn, nhờ đó mà chúng tranh nhau ăn nên chóng lớn.

Giá trị kinh tế
Chim trĩ phối giống, năng suất thịt, trứng cao. Nếu mỗi hộ nuôi khoảng 5 con trĩ trống (thịt) và 5 con trĩ mái mỗi năm chúng cung cấp khoảng 10kg thịt thương phẩm và 500 trứng. Nếu giá chim trĩ thịt là 400.000đ/kg và giá trứng chim là 30.000đ/trứng thì mỗi năm hộ nuôi có thể thu được gần 20 triệu đồng từ việc bán thịt và trứng.

Chim trĩ khi nuôi cần nắm rõ đặc tính của chúng để chăm sóc giúp chúng nhanh lớn thu hoạch nhanh giúp cho bạn thu lợi lớn.

Thứ Ba, 23 tháng 1, 2018

Phòng trị bệnh cho dê khi nuôi

Cùng tìm hiểu ngay về một số căn bệnh thường gặp cho dê và cách phòng trị bệnh cho dê mà người nuôi nên biết, thông tin sau đây chắc chắn bổ ích cho các bạn khi chăn nuôi dê trong chuồng trại tại nhà.



Bệnh ỉa chảy của dê

Dê mắc bệnh này nguyên nhân là do vi trùng hoặc thức ăn, nước uống bẩn, thiu, mốc. Dê bị bệnh phân nát đến lỏng. Hướng dẫn cách trị bệnh cho ăn hoặc uống nước lá ổi, lá quả hồng xiêm, búp sim kết hợp cloramfenicon ngày 2-4 viên/con lớn.

Bệnh đau mắt.

Chủ yếu dê gặp phải trường hợp này do chuồng trại bẩn, ít vệ sinh chuồng trại. Trong các bệnh thường gặp thì đau mắt là bệnh phổ biến ở dê. Dễ thấy nhất khi dê bị bệnh mắt đỏ, nước mắt chảy nhiều, nặng có mủ.

Trị bệnh bằng cách cho dê rửa nước muối, nhỏ thuốc đau mắt (sunfat kẽm 10%) rồi bôi thuốc mỡ tetraxilin ngày 2 lần dê sẽ hết bệnh nhanh chóng.

Bệnh chướng bụng

Dê bị tình trạng này do thức ăn thiu, mốc hoặc quá giàu đạm. Dê bệnh thành bụng bên trái căng, chướng to, gõ có tiếng, con vật khó thở sùi bọt mép.

Trị bệnh: lấy 2 củ tỏi giã nhỏ hòa vào 100ml rượu hoặc dấm cho dê uống và nhấc 2 chân trước lên để dê ở trạng thái đứng: xoa bóp vùng bụng liên tục nhiều lần cho dê ợ hơi, trung tiện là được rồi.

Bệnh loét miệng

Dê bị tình trạng này do siêu vi trùng hoặc ăn thức ăn già gây xây sát nhiễm trùng. Vùng môi, trong miệng có mụn to, miệng bị loét ra, con vật khó nhai, khó nuốt, nước dãi có mùi thối hơn bình thường.

Cách trị bệnh: rửa vết loét bằng nước muối loãng, nước oxy già rồi bôi thuốc mỡ kháng sinh. Nên dùng chanh, khế sát vào vết loét nhiều lần trong ngày cũng giúp tình trạng của dê được khá hơn nhanh chóng.

Đó là các bệnh mà dê hay gặp phải, trong quá trình nuôi người nông dân nên phòng bệnh chuồng trại sạch sẽ, thông thoáng giúp hạn chế tình trạng dê mắc bệnh.

Theo https://channuoitrongcay.blogspot.com/

Chủ Nhật, 21 tháng 1, 2018

Quy trình nuôi dê sinh sản

Nuôi dê đang được nhiều địa phương áp dụng mang lại nguồn thịt tươi ngon sạch cho thị trường, vì vậy được nhiều người tiêu dùng yêu thích, nhu cầu thịt dê cũng tăng cao vì vậy chủ động con giống giúp bà con làm chủ quá trình nuôi dê sinh sản.



Chọn dê giống

Dê cái: chọn con dê cái phải có nguồn gốc rõ ràng. Nên chọn dê cái từ dê mẹ khỏe mạnh, dê có bộ lông mượt, không mắc bệnh về vú là tốt nhất cho quá sinh sản.

Dê đực: nhiều người thường hay chọn giống dê Boer vì sức khỏe tốt, tỷ lệ đậu thai cao. Nên chọn dê đực được sinh từ dê mẹ khỏe mạnh, không có bất kì các dị tật nào khác.

Phối giống

Từ 6 tháng thì dê cái đến tuổi động dục, người chăn nuôi phải cho dê cái phối giống vào thời điểm này nếu không sẽ không mang lại hiệu quả cao. Trọng lượng của dê cái khi cho phối giống lý tưởng nhất là 20kg.

Dê cái nếu sinh sản tốt đến 10 năm, thông thường sau 5 năm nếu năng suất sinh sản giảm thì nên thải loại.Mỗi con dê giống cái thường sinh trung bình từ 2 – 3 con/lứa (dê Boer). Dê mẹ sau khi sinh khoảng 1,5 – 2 tháng là có thể lên giống lại được.

Thức ăn cho dê

Thức ăn cho dê mà bạn quan tâm giúp dê phát triển nhanh và khỏe mạnh. Dê là loài ăn tạp, chúng có thể ăn được rất nhiều loại thức ăn mà bạn không cần tốn quá nhiều chi phí cho chúng. Thông thường bạn sẽ có 2 nhóm thức ăn chính cho dê: Thức ăn thô xanh (cây cỏ tự nhiên) và thức ăn tinh (cám, thức ăn công nghiệp).

Làm chuồng nuôi dê sinh sản đúng cách

- Đo từ mặt đất đến chuồng phải cao khoảng 0,8-1m, chuồng nuôi phải đủ rộng và thoáng.

- Chọn chất liệu chủ yếu đó là gỗ hoặc tre. Mật độ 1 mét vuông/ 1 con.

- Khi làm chuồng nhớ chọn hướng có ánh nắng, tránh quay mặt về hướng gió rất bất lợi khi nuôi.

- Nhớ là phải ngăn giữa ê đực và dê cái.

Mời bà con xem thêm thông tin về Kỹ thuật nuôi dê Bách Thảo

Thứ Sáu, 19 tháng 1, 2018

Hướng dẫn cách nuôi dê thịt nhốt chuồng hiệu quả

Thịt dê thực phẩm sạch, tự nhiên và ngon được nhiều gia đình ưa chuộng, mức giá cũng không quá cao thị trường tiêu thụ rộng lớn. Nuôi dê nhốt chuồng cần phải chuẩn bị chuồng nuôi và kỹ thuật riêng mà bà con nên biết, mời tham khảo thông tin bên dưới từ webste chăn nuôi chia sẻ để rõ hơn nhé.


Lựa chọn dê giống để nuôi

Thị trường đang chuộng 2 giống dê đó là giống dê Bách Thảo. Dê con 3 tháng tuổi đạt khoảng 8 - 10kg. Dê 5 - 6 tháng tuổi có thể xuất chuồng và đạt cân nặng khoảng 30 – 35kg tùy điều kiện chăm sóc. Ngoài ra còn có giống dê Boer, dê Boer phát triển rất nhanh, năng suất thịt rất cao, 3 tháng co thể đạt tới 25kg.

Chuồng nuôi dê thịt

Chuồng nuôi dê nhốt nên chú ý thêm về khoảng cách chuồng với sàn, hướng chuồng, sàn và nền chuồng. Chuồng nên xoay hướng Nam hoặc Đông Nam, không làm hướng Đông Bắc vì dê sẽ dễ bị bệnh, làm chuồng cách sàn khoảng 0,7-1m, sàn bằng gỗ hoặc tre nứa, khe hở nhỏ vừa đủ để lọt phân, chất thải xuống bên dưới sàn tránh gây bệnh.

Trong chuồng nuôi dê mật độ khoảng 0,5m2/con, đối với dê trưởng thành khoảng 3m2/con trong một chuồng. Trang bị đầy đủ dụng cụ ăn uống đảm bảo dê phát triển đầy đủ.

Thức ăn cho dê thịt

Bà con chuẩn bị chu đáo thức ăn cho dê giúp dê thịt phát triển, thịt ngon. Những loại thức ăn cho dê phổ biến nhất các loại cỏ, các loại đậu, rau củ, thức ăn khác như khoai, sắn, ngô, thức ăn hỗn hợp công nghiệp. Thức ăn xanh chiếm hơn 70% trong số nguồn thức ăn cho ăn hàng ngày.

Thay đổi nguồn thức ăn thường xuyên để thay đổi khẩu vị cho chúng, tránh tạo sự nhàm chán khi cho ăn.

Mời bà con tham khảo về Kỹ thuật nuôi dê Bách Thảo

Kỹ thuật nuôi dê Bách Thảo của nhiều nhà nông

Dê Bách Thảo là loài dê được nhiều người nuôi có ưu điểm là bởi thời gian sinh trưởng nhanh, thịt ngon và được khách hàng ưa chuộng. Với giá trị về kinh tế cao nên loài dê này được ưa chuộng, mời xem ngay về kỹ thuật nuôi dê Bách Thảo ngay bên dưới.



Đặc điểm:

Dê Bách Thảo có 2 màu đen và trắng, dê vừa cho thịt vừa cho sữa,  ăn thức ăn thô xanh. Ít bệnh. Sau 4-5 tháng là có thể xuất chuồng, trọng lượng lúc xuất chuồng từ 25 – 35kg.

Con cái: biết rõ tình trạng sức khỏe của con bố và con mẹ, khỏe mạnh, nuôi con tốt, lông mượt, nhanh nhẹn, không dị tật.

Con đực: hiểu rõ về nguồn gốc bố mẹ khỏe mạnh, bộ phận sinh dục phát triển đều, chân khỏe.

Cho ăn:

Dê Bách Thảo ăn tạp ăn các loại thức ăn như lá cây cỏ, thức ăn phụ phẩm hoặc thức ăn chế biến sẵn.

Loại thức ăn xanh: như các loại lá cây có sẵn trong tự nhiên hoặc tự trồng, lá tràm, đước, sắn … các loại cỏ.

Thức ăn khô tận dụng: các loại như các loại củ khoai, sắn, đu đủ … mỗi con có thể cho ăn khoảng 0,5kg/ngày.

Thức ăn chế biến sẵn: trộn cám gạo/cám dừa, sắn, đậu, … theo tỷ lệ tùy thuộc vào giai đoạn trưởng thành của dê. Đối với dê sinh sản 0,5kg/con.

Cách chăm sóc:

Dê Bách Thảo chủ yếu nuôi nhốt, ít chăn thả bên ngoài vì chúng hay phá ăn các loại thức wan khác nhau. Khi làm chuồng phải cao từ 80-100cm, sàn chuồng phải khít để dê không bị lọt móng xuống gây bệnh thối móng. Chi phí làm chuồng cũng không quá đắc chỉ khoảng chưa đến 1 triệu đồng.

Người nuôi nên cho dê ăn 2 lần/ngày, cho ăn nhiều loại thức ăn khác nhau vì chúng ăn tạp rất nhiều, sau khi cho ăn thường xuyên dọn vệ sinh chuồng.Khi dê cái được 7-8 tháng thì cho lên giống, khi lên giống nên cẩn thận về tình trạng đồng huyết khi cho dê phối giống.

Như vậy là một số thông tin chăn nuôi về loài dê Bách Thảo mà bà con nên biết, hi vọng sẽ có ích với bà con nông dân.

Thứ Hai, 15 tháng 1, 2018

Hướng dẫn ấp trứng và ươm cua đinh giống

So với các loài khác nuôi cua đinh sinh sản khá phức tạp vì vậy nếu như người nông dân không có các kiến thức, kinh nghiệm việc nuôi cua đinh sinh sản chắc chắn gặp thất bại. Trong hướng dẫn này người nông dân sẽ biết cách ấp trứng và ươm cua đinh.




Kỹ thuật ấp trứng

Người nông dân cần phải có kỹ thuật, kinh nghiệm trước khi thực hiện:

+ Nơi ấp: địa điểm cần thoáng mát nhiệt độ 25 – 32 độC, khu vực ấp trứng cần phải có lưới tránh mèo, chim, chuột...

+ Thu gom trứng: sau khi cua đinh đẻ 2 ngày là có thể gom vào ấp, dùng thau có trải lớp cát bên dưới, đặt trứng vào thau cát, nhớ không làm mạnh trứng sẽ bị ảnh hưởng.

+ Chọn trứng: Chọn trứng được thụ tinh, nhận dạng đó là phần trắng đục ở trên, phần trắng trong bên dưới.

+ Đưa trứng vào nơi ấp: Nơi ấp nên được trải lớp cát 5 cm, đặt trứng lên cát, các trứng cách nhau 1 cm, phần trắng đục hướng lên trên, trải lên lớp đất khô băm nhỏ dày 3 – 5 cm, phun xịt nước vào tạo độ ẩm cho trứng.

+ Chăm sóc: theo dõi khi lớp đất khô thì phun nước vào. Nếu quá nóng hay quá lạnh nên theo dõi để điều chỉnh ngay lập tức . Thời gian ấp kéo dài từ 100 – 105 ngày.

Ương cua đinh giống

+ Cua đinh mới nở cho vào thau, chậu mực nước 5 cm, ngày hôm sau là cho ăn, thức ăn có thể là trùng chỉ, tép, cá mè luộc… Ngày cho ăn 2 lần. Sau 1 tuần  có thể thả vào bể ương.

+ Bể ương diện tích thích hợp 10 – 20 m2, mật độ từ 10 – 20 con/m2, dưới đáy có lớp đất, nên thiết kế nửa cạn, chú ý thời gian đó phải thay nước cho sạch sẽ, giảm bệnh tật cho cua con.

+ Thức ăn của chúng đó là trùng, cá, tép...chủ yếu, thêm thức ăn công nghiệp nhưng hạn chế bạn nhé.

+ Thời gian 3 – 5 tháng cua đinh đạt từ 100 – 350g là có thể thả vào ao nuôi và nuôi như cua trưởng thành.

Theo channuoitrongcay.blogspot.com

Chủ Nhật, 14 tháng 1, 2018

Nuôi cua đinh sinh sản kỹ thuật nên biết

Một số kinh nghiệm quý báu được tổng hợp chia sẻ đến các bạn nhà nông để nua cua đinh sinh sản giúp chủ động nguồn con giống trong nuôi cua làm giàu. Mời bà con cùng xem cách chọn giống và thiết kế bể nuôi cua đinh.



1. Thiết kế bể nuôi

-  Bể nuôi cua đinh sinh sản cực kỳ quan trọng, nên là nơi yên tĩnh có nguồn nước sạch.

 - Bể nuôi diện tích 6 – 8m2, cao 1,5m. Dưới đáy bể trãi lớp đất dày 0,3m, mực nước 0,8m.

- Bể đẻ diện tích 1m2, dưới đáy trãi lớp cát dày 0,3m. 

 2. Hướng dẫn cách chọn giống

- Cua đinh nếu người nuôi muốn cho chúng sinh sản được nuôi theo bộ (1 con đực + 3 – 4 con cái) cho chúng sống cùng nhau để sinh sản hiệu quả.

- Chọn những con to khỏe, trọng lượng trên 2,5kg mùa trước giữ làm cua sinh sản.

- Con đực chọn thường có phần đuôi thon dài hơn con cái, lớn nhanh lấn lướt con cái nên phát triển rất mạnh.

3. Kỹ thuật chăm sóc cua đinh

 - Cua đinh sinh sản thời gian từ tháng 11 – 7, đẻ từ 2 – 4 lứa, quá trình chăm sóc cơ bản giống như nuôi thương phẩm.Cho ăn đầy đủ chú ý nhiều thức ăn có nhiều đạm.

 - Cua đinh đẻ ngoài tự nhiên thường nở với tì lệ thấp, nên người nuôi phải ấp trứng, di chuyền trứng đến nơi có môi trường thích hợp và quản lý trứng, con giống tốt hơn.

- Chọn nơi ấp, nên chọn nơi thoáng mát nhiệt độ trung bình từ 25 – 32 C, nắp lưới tránh mèo, chim, chuột.

- Quản lý chăm sóc, theo dõi xem lớp đất khô bà con nhớ phun nước vào, nhiệt độ quá nóng hay quá lạnh đều không tốt, khi đó phải có biện pháp điều chỉnh thích hợp. Thời gian ấp kéo dài từ 100 – 105 ngày.

 - Bể ương cua con diện tích thích hợp từ 10 – 20m2, mật độ từ 10 – 20con/m2, dưới đáy có lớp đất nên thiết kế nửa cạn để cua di chuyển và trú ẩn.

Vài thông tin cơ bản về nuôi cua đinh sinh sản mà bà con nên biết khi nuôi cua sinh sản chủ động trong con giống khỏe mạnh cho đời sau.

Xem thêm thông tin về Nuôi cua đồng thu nhập cao cho nông dân

Thứ Bảy, 13 tháng 1, 2018

Nuôi cua đồng thu nhập cao cho nông dân

Mô hình nuôi cua đồng trên ruộng lúa của người nông dân đang mang lại thu nhập cao gấp nhiều lần so với trồng lúa mà hiệu quả mang lại rất cao, ít tốn công, ít dịch bệnh. Bà con có thể ứng dụng vào thực tế tại địa phương mình.



Trên diện tích ruộng lúa ông Phước học hỏi, nghiên cứu về mô hình nuôi cua đồng mang lại hiệu quả. Ông đi các nơi để tham quan, học cách nuôi cua. Đầu năm 2015, ông đầu tư gần 50 triệu đồng để cải tạo diện tích ruộng lúa sang nuôi cua đồng thương phẩm.

Sau thời gian nuôi ông tiến hành xử lý ao nguồn thức ăn của cua là cám gạo ông tận dụng từ lúa gia đình sản xuất được và cá tạp nhỏ xay nhuyễn để cho cua ăn vừa tiết kiệm lại giúp của tăng trọng lượng đáng kể khi nuôi.

Khi nuôi cua đồng ông sáng tạo đắp các bờ con chạch để cua làm tổ, thả bèo tây giúp tạo nguồn thức ăn và chỗ ẩn nấp, tránh nắng. Chỉ trong 2, 3  tháng nuôi ông đã cho thu hoạch. Đến nay, mỗi vụ cua, gia đình ông xuất bán khoảng 6 tạ cua thương phẩm, giá bán giao động từ 80 – 90 nghìn đồng/ kg; thu nhập ròng đạt 20 triệu đồng.

Cua đồng trong ao đất dễ nuôi, ít dịch bệnh, sinh sản rất nhanh. Mỗi con cua cái có thể sinh ra hàng trăm con cua nhỏ nên cua đồng đạt sản lượng cao.Nuôi cua đồng thu nhập tăng gấp chục lần so với mô hình trồng lúa trước kia của gia đình tạo ra thu nhập lớn cho nông dân.

Nuôi cua đồng theo kinh nghiệm của ông ít tốn chi phí, thu hoạch cao. Cua đồng là mặt hàng được thị trường ưa chuộng, thu hoạch nhiều và thương lái rất thích. Mô hình nuôi trồng này có lợi ích kinh tế cao và ổn định giúp người nông dân thoát nghèo.

Theo baonghean

Thứ Sáu, 12 tháng 1, 2018

Kỹ thuật nuôi cua đồng dễ nuôi lợi ích cao

Cua đồng giống thủy sản được nhiều nơi nuôi nhiều bởi dễ sống,tiêu thụ nhanh. Sản lượng cua đồng trong tự nhiên bị cạn kiệt do nguồn nước bị ô nhiễm, nhiều bà con biết tận dụng thời điểm để giúp mang lại thu nhập cao bằng mô hình nuôi cua đồng ngay trong ruộng lúa.



Chọn ruộng nuôi cua

Lựa chọn vùng có nguồn nước sạch, khi chọn vùng nuôi cần đảm bảo nguồn nước không bị nhiễm các hóa chất từ thuốc bảo vệ thực vật, chất thải dân cư, công nghiệp.

Diện tích trung bình từ 0,5 – 1 ha, nền ruộng bằng phẳng. Mức nước cao nhất là từ 0,8 – 1 m và ít nhất là ½ diện tích ruộng nuôi có mực nước từ 0,2 – 0,3 m khi nước cạn.

Bà con nên làm đường ống cấp và thoát nước, 2 đường ống đối diện nhau. Ngoài ra, cần làm bờ phụ cho cua đào hang trú ẩn. Bờ rộng khoảng 1 m, cao hơn mặt nước 30 – 40 cm. Trên bờ nên trồng thêm cây, cỏ để cua tránh nắng vào mùa hè.

Cải tạo ao ruộng

Trước khi thả cua xuống ruộng trước đó 15 ngày bà con phải cải tạo ao nuôi. Sau khi tát cạn nước, bà con bón vôi với liều lượng từ 7 – 10 kg/100 m2 phơi nắng từ 3 – 5 ngày.

Khi cho nước vào ao không cho nước tràn lên ruộng chỉ khi nào lúa sắp làm đòng mới cho nước vào để cua bò lên kiếm thức ăn.

Bón thêm ruộng bằng phân xanh, phân chuồng tạo điều kiện cho động vật phù du phát triển làm thức ăn cho cua. Liều lượng bón phân xanh hoặc phân chuồng hoai mục từ 100 – 120 kg/100 m2 ao, kết hợp với 1 – 1,5 kg phân đạm và 2 – 3 kg phân lân.

Chú ý thêm cả độ pH trong ao ruộng từ 5,6 – 8. Nhiệt độ nuôi cua phù hợp là từ 15 – 25 độ C.

Thức ăn cho cua 

Khi cua mới thả bà con nên cho ăn các mảnh vỡ hữu cơ, lúa, giáp xác, ốc, cá, bổ sung thêm thức ăn tinh bột khác như ăn tấm, cám gạo, cám ngô. 

Cho cua ăn với khối lượng bằng 7 – 10% trọng lượng cơ thể. Cua thường xuyên trú ẩn vào ban ngày và kiếm ăn vào ban đêm, nên cho ăn ít vào ban ngày và nhiều vào ban đêm, phân bố lượng thức awnn ban đêm nhiều hơn.

Bà con có thể cho cua ăn 4 lần: 6h sáng, 10h trưa, 4h chiều và 10h đêm.

Vài kiến thức bà con nên biết khi nuôi cua đồng trong ruộng lúa, mô hình được nhiều nội phát triển trong thời gian vừa qua.

Thứ Năm, 11 tháng 1, 2018

Mô hình nuôi rùa lấy thịt nhiều nơi đang phát triển

Khám phá về loài rùa lấy thịt có giá trị kinh tế rất cao nhưng nuôi không hề dễ dàng mà phải nhọc công chăm sóc. Mời bà con nông dân tìm hiểu về mô hình này để thành công có thu nhập ổn định, bền vững tại các vùng nông thôn.

Bể nuôi rùa giống

Bể nuôi tương tự như rùa mới nở, nhưng nước sâu hơn bể nuôi rùa mới nở khoảng 0,3-0,4m, tường bể có gờ nhô về phía trong để phòng rùa bò.

Ao nuôi rùa thịt

Có thể xây bể có thể xây trong nhà hoặc ngoài trời. Diện tích từ 3-20m2. Ao sâu 0,8-1,5m, từ mép nước đến bờ tường xây gạch có độ dốc 25 độ C để rùa bò lên nghỉ ngơi, ăn uống… Nếu là bể ngoài trời thì bà con nên xây thêm cả dàn che, diện tích che dàn khoảng nửa ao. Xung quanh ao nuôi rùa phải có tường rào để rùa không bò đi, lúc cần cũng có thể dùng bể để nuôi rùa mới nở, rùa giống.




Nuôi rùa giống

Sau 30 ngày rùa sẽ đạt 15-20g chuyển sang ao nuôi giống, mật độ 50 con/m2.Sau 2 tháng có thể nặng 50g chuyển sang nuôi rùa thịt. Mật độ 30con/m2. Nếu ao nuôi có nước chảy, mật độ có thể 45con/m2.

Mỗi khi sang rùa sang ao khác phải phân loại rùa riêng để phòng chúng tranh giành thức ăn hoặc thậm chí ăn thịt nhau.

Thức ăn của rùa là động vật giàu đạm. Có thể các thức ăn như động vật 80%, thực vật 16-18%, men tiêu hóa, 0,2%, vitamin 0,4%, nguyên tố khác 2%. Trung bình mỗi ngày cho ăn 1-2 lần, mỗi lần số lượng thức ăn dọn sạch sàn ăn.

Rùa thích sống vùng nước sạch, nên bà con chú ý thường xuyên thay nước. Ao giống nên đảm bảo nước xanh nhạt, nếu nước trong nhìn thấy đáy làm cho rùa không thích sống. Nước quá béo, màu xanh lục thẫm hay xanh nâu sinh vật phù du quá nhiều làm cho rùa không thấy đường tìm mối sẽ ảnh hưởng tới sinh trưởng, phát dục, cần phải thay nước.

Trong mùa đông đáy ao nên có lớp bùn cát dày 20-30cm. Ao trú đông dành cho rùa có thể thả mật độ dày gấp 3-4 lần ao bình thường. Trước khi trú đông nên cho rùa ăn thức ăn giàu dinh dưỡng để chúng tích lũy mỡ trong thời gian này.

Chỉ vài kinh nghiệm nhỏ và kiến thức cần thiết khi nuôi rùa do channuoitrongcay hướng dẫn hi vọng có ích cho bà con.

Thứ Ba, 9 tháng 1, 2018

Kỹ thuật nuôi rùa nhiều bà con áp dụng

Nuôi rùa hiện là mô hình nhân rộng nhiều địa phương, tuy có chi phí sản xuất cao nhưng về lâu dài mang lại lợi ích lớn cho bà con. Nếu chưa biết hãy xem một số tư vấn về mô hình nuôi rùa được nhiều tỉnh thành áp dụng.


Ao nuôi rùa

Điều kiện sinh thái gần giống với tự nhiên, ao hướng Bắc nam, tránh gió Bắc, hướng về phía mặt trời, đất tơi mềm, nguồn nước dồi dào, cấp thoát nước dễ dàng, không bị nhiễm bẩn.

Diện tích ao nuôi: 20-100m2. Ao sâu: 1,5m, nước sâu 1,2m.

Xung quanh ao tường rào cao 0,5 m, tường nhẵn, trên tường có gờ nhô ra về phía ao độ 10 cm, chân tường sâu 60 cm. Giữa ao cần có mô đất 3-5m2, độ dốc 25o, trên mô đất trống các loại cây làm dàn che mát, làm nơi rùa nghỉ ngơi và đẻ trứng.

Đáy ao có lớp đất cát dưới đáy ao dày 20-30cm. Bờ ao có độ dốc nhất định cho một lớp đất cát pha để rùa đào hố đẻ trứng.

Bể bơi rùa con

Bể bơi này nên làm bằng gạch và xi măng xây trong nhà trơn nhẵn, bể có dạng hình chữ nhật. Diện tích mỗi bể 2-3 m2, cao 0,8m, nước sâu 0,2-0,3m. Đáy bể độ dốc nhất định, một đầu bể có nước, đầu kia không ngập nước để rùa bò ra ăn uống, nhà ấp cần thông thoáng, mát, mùa đông cần che chắn kín gió, trên bể che đậy bằng tấm nhựa.

Rùa giao phối

Vào tháng 8-9 là mùa giao phối của rùa và thời gian đẻ trứng, rùa thường giao phối vào đêm sáng trời. Con đực chủ động theo con cái hoặc quay tròn quanh con cái, con cái lại không cho bò đi… tiến hành giao phối. Rùa giao phối năm này sang năm sau tinh trùng vẫn có khả năng thụ tinh, trong điều kiện nuôi bà con nên cho tỉ lệ là 1 đực 2 cái, hoặc 1 đực 3 cái.

Mùa đẻ trứng của rùa thường vào tháng 4 - 9. Khi nhiệt độ không khí trên 20 độ và kéo dài 5-10 ngày con cái bắt đầu đẻ trứng. Rùa đẻ một năm một lứa, mỗi lứa 2 quả trứng, cũng có một số ngoại lệ nhưng không phổ biến cho lắm.

Theo channuoitrongcay.blogspot.com

Thứ Hai, 8 tháng 1, 2018

Kỹ thuật làm chuồng nuôi vịt trời

Nếu một gia đình có đủ diện tích có thể chọn nuôi vịt trời đảm bảo hiệu quả mà không lo đầu ra bởi vịt trời tiểu thư rất ổn định và quanh năm. Bà con xem ngay hướng dẫn cách làm chuồng để nuôi vịt trời nhé.




1. Vị trí xây chuồng

Lựa chọn vị trí nuôi vịt trời rất quan trọng, khi xây dựng nên kết hợp khu vực xây dựng trang trại là nơi gần ao hồ, sông, suối... bởi vịt trời thích bơi lội hãy tận dụng để vịt phát triển tốt, vị trí nuôi vịt trời nên chọn cần tránh các khu dân cư, khu công trình nhiều tiếng ồn, ô nhiễm.

2.Chia ô chuồng theo lứa tuổi

Khi làm chuồng nên chia thành các ô nhỏ riêng biệt theo lứa tuổi, việc chia ô có tác dụng phân loại độ tuổi của vịt. Các con vịt trời cùng lứa tuổi được nhốt trong cùng một ô giúp phát triển tốt hơn.

Mỗi con tùy theo lứa tuổi có chế độ ăn khác nhau. Trung bình một ô chuồng khoảng 20m2 sẽ nuôi được khoảng 100 con Mỗi ô chuồng sẽ được chia làm 2 phần, chiếm khoảng 2/3 diện tích chuồng nhằm chia khu ăn uống, nghỉ ngơi cho vịt; 1/3 diện tích còn lại sẽ được thiết kế làm ao cho vịt bơi lội để vịt bơi lội chúng rất thích.

3. Mái chuồng nuôi

Vịt trời đặc tính của chúng biết bay, vì vậy mà khi làm chuồng nên có độ cao lên 3m - 3,5m. Tránh tình trạng vịt trời bay nhảy sang chuồng khác. Bà con có thể căng kín xung quanh khu chuồng nuôi bằng lưới B40 hoặc lưới cước.

4. Khu bơi lội

Vịt thích bơi lội vì thế mà khi nuôi cung cấp đủ nguồn nước cho chúng. Nếu không có ao tự nhiên, bà con có thể xây dựng một khu bơi lội kích thước khoảng 3x 1,50m, độ sâu khoảng 30cm. Khu bơi lội thiết kế cho chúng cũng nên quây lưới tránh tình trạng chúng bay ra ngoài.

Bà con xem thêm nuôi vịt trời sinh sản

Thứ Bảy, 6 tháng 1, 2018

Hướng dẫn nuôi vịt trời sinh sản

Vịt trời trong thời gian vừa qua được nuôi tại nhiều tỉnh, thành mang lại hiệu quả kinh tế cung cấp nguồn thực phẩm tư nhiên, sạch sẽ cho người tiêu dùng. Mời bà con tìm hiểu thêm về vấn đề nuôi vịt trời sinh sản chủ động còn giống trong chăn nuôi vịt trời.



Cách chọn giống vịt trời

Giống vịt rất quan trọng sẽ quyết định chất lượng vịt, con vịt khi nở ra có khối lượng đạt chuẩn từ 40g trở lên, vịt phải rốn khô, lông mượt, chân mỏ bóng, bỏ đi những con yếu ớt, hở rốn, hay có triệu chứng ốm đau. Chọn vịt giống từ những cặp bố mẹ khỏe mạnh.

Vịt đực đầu to, đít bé, mắt tròn, màu nâu nhạt, tiếng hơi khan. Vịt cái đít to hơn vịt đực ,đầu nhỏ, mắt có màu nâu sẫm, có vòng vàng sẫm viền xung quanh lòng đen.

Chuồng trại

Chuồng trại nuôi vịt trời nên có đủ không gian, cần dọn sạch sẽ, không ẩm ướt, tránh chuột bọ, chuồng trại nuôi vịt trời nên chọn nơi tránh ánh nắng, tránh mưa. Ngăn riêng khu vực này ra, không cho vịt vào ổ đẻ vào thời gian không cần thiết.

Mật độ nuôi vịt 2,3 con/m2,Ao nuôi vịt đẻ giữ sạch sẽ, thay nước khi bẩn,độ sâu khoảng 1,2 mét trở lên, mặt cầu nghiêng không quá 25 độ.

Thức ăn

Cho vịt trời ăn các loại thức ăn viên hỗn hợp và nguồn thức ăn tự nhiên như ốc, lúa, còn tươi,…và mốt số nguồn thức ăn tự nhiên. Có thể dùng theo công thức 80% thức ăn viên với 20% thức ăn từ tự nhiên. Cứ 1 kg lúa và gần 1 kg ốc tươi có thể thay thế được bằng 1 kg thức ăn viên. Bổ sung thêm rau xanh.

Bà con cho vịt đẻ ngày ăn 2 bữa, cho ăn khi trời mát, thức ăn nên cho vào máng gỗ. Việc chiếu sáng hợp lí cũng là một trong những kỹ thuật nuôi vịt trời sinh sản sẽ kích thích cho vịt đẻ trứng tốt. Sử dụng đèn công suất 3-5 W/m2, treo bóng đèn tròn 75W cách mặt nền chuồng 2  mét để chiếu sáng cho vịt đẻ.

Vài thông tin nho nhỏ giúp bà con chủ động hơn trong việc nuôi vịt trời sinh sản cung cấp nguồn thịt ổn định va tăng thu nhập kinh tế.

Thứ Sáu, 5 tháng 1, 2018

Nuôi vịt trời kinh nghiệm cho bà con

Vịt trời với nhiều người nếu biết cách nuôi sẽ mang lại giá trị kinh tế cao, nuôi vịt trời giúp cho nhiều gia đình làm giàu. Khi nuôi giống vịt này bạn phải biết cách thuần hóa chúng và có điều kiện đặc biệt giúp chúng phát triển tự nhiên. Một số kinh nghiệm chia sẻ đến bà con để nuôi dưỡng chúng hiệu quả.




Vịt trời thích ứng với điều kiện bán chăn thả, khi nuôi chúng phải có ao, hồ tạo điều kiện giúp phát triển tốt, chất lượng thịt ngon.

Chọn giống đặc tính di truyền tăng trọng cao, chất lượng thịt tốt nghĩa là vịt con được sinh ra từ đàn bố mẹ có phẩm chất tốt. Vịt con mới nở: rốn khô, lông mượt; nhanh nhẹn; có thể trọng từ 45gr trở lên. Các con đạt được những tiêu chuẩn này thì mới nuôi thương phẩm.

Chuồng trại nuôi vịt trời nên làm bằng xi măng hoặc nền đất lót trấu hay rơm rạ, thiết kế thành nhiều ô chuồng sao cho phù hợp với từng lứa tuổi vịt. Đối với vịt con mới nở phải có lồng hoặc ô úm riêng, có đèn sưởi ấm.

Vịt thương phẩm diện tích ao hồ để vịt bơi lội phải tương xứng hoặc lớn gấp đôi chuồng nuôi để vịt tắm và vệ sinh. Trong chuồng cũng nên trang bị máng ăn, máng uống ở 1 góc riêng nhằm tránh làm ẩm ướt chỗ vịt nghỉ ngơi. Chuồng trại nuôi vịt trời nhớ là phải vệ sinh thường xuyên, sát trùng định kỳ đảm bảo sức khỏe cho chúng.

Cung cấp thức ăn cho vịt gồm có cám, lúa và bèo, lục bình, chứa các loại thức ăn vào nia, mẹt hay các thau công nghiệp. Thức ăn chia ra cũng tùy theo lứa tuổi của vịt. Nước uống cho vịt cũng phải là thức uống sạch, bà con nên bổ sung B1, B-complex để phòng bệnh cho chúng được hiệu quả, phòng bệnh đường tiêu hóa của vịt.

Bà con nuôi vịt trời thương phẩm thời gian khoảng từ 3 - 4 tháng, vịt đạt trọng lượng đạt từ 1,2-1,3kg/con có thể xuất bán, thịt vịt trời được đánh giá chất lượng cao, người tiêu dùng rất yêu thích.

Vài chia sẻ từ channuoitrongcay.blogspot.com để bà con biết cách nuôi vịt trời tốt nhất. Chúc bà con thành công với mô hình nuôi vịt trời này để cải thiện kinh tế.

Hướng dẫn bà con nuôi gà ri lấy trứng

Trong chăn nuôi có 2 nguồn chính đó là nuôi lấy thịt và nuôi lấy trứng đều mang lại kinh tế cho bà con nông dân, với nuôi gà ri lấy trứng được nhiều bà con đánh giá tích cực và mang đến nguồn thu lớn với cách nuôi không hề khó.



Gà ri từ tuần thứ 20 bắt đầu đẻ trứng lần đầu cho đến khi cần loại là khoảng 75 tuần. Giai đoạn này cần cung cấp đủ dinh dưỡng của gà lấy trứng. Cứ sau vài tuần nuôi cần định lượng gà để xem xét thay đổi khẩu phần ăn.

Khi làm chuồng gà ri phải xây theo hướng Đông Nam mùa hè mát mẻ, mùa đông ấm áp, chuồng cao ráo sạch sẽ. Để chống nóng vào mùa hè có thể lắp thêm quạt thông gió để hút mùi kiêm làm mát. Chuồng gà mát mẻ sẽ giảm được mầm bệnh. Kích thước chuồng phải đủ rộng và ánh sáng được tự nhiên vào ban ngày. Nếu không đủ ánh sáng cần phải có bóng đèn. Mùa đông nên có các hệ thống đèn sưởi để sưởi ấm.

Chăm sóc cho ăn phải dùng thức ăn hỗn hợp hoặc cám hỗn hợp. Khi cho ăn trong máng cần đảo đều thức ăn ít nhất là 2 – 3 lần/ ngày để thức ăn được phân bố đều trong máng. Khi gà đẻ nhiều trứng không được giảm khẩu phần ăn tránh mất năng suất. Nước uống cho gà uống thì phải dùng nước sạch. Chiếu sáng đầy đủ để gà đẻ nhiều.  Cường độ ánh sáng khi sử dụng bóng đèn sợi đốt cho thời kì đẻ là 4W/m2, bà con cần theo dõi thể trọng gà thường xuyên. Trong 5-6 tháng đầu thời kì đẻ trọng lượng phải tăng, sự giảm trọng lượng của gà ảnh hưởng đến sản lượng.

Một số thông tin cơ bản khi nuôi gà ri đẻ mà bà con nên quan tâm. Việc chọn giống cũng rất quan trọng nên chú ý để có những quả trứng chất lượng.

Tìm hiểu:

=> Nuôi gà ri công nghiệp
=> Kỹ thuật nuôi gà ri đạt năng suất cao

Thứ Năm, 4 tháng 1, 2018

Nuôi gà ri công nghiệp kỹ thuật bà con nên biết

Gà ri mang lại chất lượng tốt, thịt thơm ngon, được nhiều nơi ưa chuộng. Nuôi gà ri công nghiệp xuất hiện trong vài năm gần đây và được nhiều bà con chăn nuôi đã ứng dụng thu được lợi ích lớn. Vài hướng dẫn giúp bà con làm giàu từ việc nuôi gà ri.




Nuôi gà ri công nghiệp cho giá trị kinh tế cao, gà có thịt trắng, dai, ngọt chứ không bở như gà công nghiệp. Dù nuôi thả hay nuôi nhốt thì tỷ lệ mỡ của gà ri thấp. Gà ri sức đề kháng cao, chống chịu bệnh hợp với điều kiện khí hậu của nước ta mà nuôi thả vườn hay nuôi nhốt đều được vì vậy nuôi gà ri được nhiều người chọn.

Chuồng nuôi

Khi nuôi gà ri nên lựa chọn chuồng phải khô ráo, thoáng mát, hệ thống điều hòa không khí. Chuồng phải che chắn vào mùa mưa và làm mát vào mùa nắng nóng.Nếu nuôi thả vây lưới xung quanh khu thả để gà không lọt ra ngoài.

Chọn giống gà tốt

Chọn gà ri là những con có mắt sáng, nhanh nhẹn, da chân săn chắc, chân mập, không bị hở bụng. Trong những ngày đầu mới thả nuôi vào trong chuồng không nên nhốt quá đông gà với nhau vì giống gà ri thường lạ đàn sẽ ăn kém hơn. Bà con cũng nên bấm mỏ gà để tránh mổ nhau khi chúng lạ. Khi gà mới nuôi không nên nuôi thả vì lúc này gà còn yêu nếu thả thì tỷ lệ sống thấp hơn.

Hệ thống chiếu sáng

Gà khi mới bắt về còn lạ với điều kiện môi trường nên người nuôi cần trang bị thêm hệ thống chiếu sáng sưởi ấm gà. Nhớ phải điều chỉnh nhiệt độ phù hợp. Khi gà đã thả ra ngoài vườn hay đồi thì chuồng gà cũng phải chiếu sáng và có nhiệt độ phù hợp nhất là vào những ngày mưa gió để gà không bị nhiễm lạnh, gây bệnh. Nếu chiếu sáng ban đêm sẽ giúp đàn gà ri có thể tăng trọng lượng nhanh hơn.

Thường xuyên kiểm tra tình trạng gà ri và dùng kháng sinh để gà khỏe mạnh, gà ri có sức đề kháng cao, chống chịu bệnh nên bà con nuôi không lo bị thất thoát nhiều, phù hợp với khí hậu nước ta, đây là mô hình giúp bà con thu lợi lớn.

Thảm khảo thêm: Kỹ thuật nuôi gà ri đạt năng suất cao

Kỹ thuật nuôi gà ri đạt năng suất cao

Giống gà Ri phổ biến miền Bắc và miền Trung, gà ri trong thời gian vừa qua giống gà tăng khá cao mang lại sự phấn khởi cho bà con nông dân. Sau thời gian 4 - 6 tháng có thể xuất chuồng và mang lại hiệu quả kinh tế ổn định.

Nghe một số lời khuyên của channuoitrongcay.blogspot.com để nuôi gà ri đúng cách, hiệu quả hơn.





Giống gà Ri phổ biến nhất ở miền Bắc nước ta và ở miền Trung, còn ở miền Nam không phổ biến bằng các địa phương trên. Bộ lông của gà mái không đồng nhất, gà trống màu đỏ tía, đuôi đen có ánh xanh, mào sớm phát triển.

Trước khi nuôi cần chọn gà ri giống, khi chọn giống rất quan trọng khi nuôi gà nên chọn những con mắt sáng, nhanh nhẹn, lông mịn, không hở rốn, chân to khỏe, da săn.Chọn cơ sở lớn, tiêm vacxin phòng bệnh từ lúc mới nở nên sẽ đảm bảo chất lượng.

Chuồng trại đặt ở nơi khô ráo, thoáng mát mái che và vách chuồng cần đảm bảo sao cho không bị mưa tạt hoặc nắng hắt, máng ăn và máng uống có lưới bọc để tránh rơi vãi thức ăn và thức ăn dính vào gà. Đối với chuồng nuôi gà con thì cần có đèn sưởi được điều chỉnh nhiệt hợp lý.

Thức ăn cho gà nên cho ăn các loại thức ăn nghiền nhỏ tấm, cám… Sau 1 tuần thì có thể cho gà tập ăn thức ăn hỗn hợp. Trong thức ăn bổ sung các loại khoáng và kháng sinh như Amoxyfen, Tylanvit C…

Ngoài chăm sóc, cho ăn bà con nên chú ý khâu vệ sinh chuổng trại , thường xuyên tiến hành rửa dọn chuồng, vệ sinh máng ăn, máng uống và đèn sưởi, thay thức ăn đảm bảo gà ri khỏe mạnh và phát triển tốt.

Đó là một số thông tin quan trọng mà bà con nên chú ý khi nuôi gà ri để đạt năng suất cao, phòng bệnh tốt giúp nhanh xuất chuồng.

Thứ Tư, 3 tháng 1, 2018

Kỹ thuật nuôi lươn không bùn lợi ích cao

Nuôi lươn mang lại nguồn thu ổn định, với phương pháp nuôi lươn không bùn trong bể xi măng đang là lựa chọn hàng đầu được nhiều người nông dân áp dụng hiệu quả. channuoitrongcay.blogspot.com sẽ chia sẻ đến bà con về một số thông tin kỹ thuật nuôi lươn không bùn trong bể xi măng.


Xây bể

Khi xây bể với diện tích từ 5-10m2, xây tường quanh bể với chiều dài khoảng từ 0,8-1m. Mực nước đổ vào bể từ 0,2-0,4m. Vật liệu xây bể làm bằng gạch, đá. Mặt trong của bể cần lát gạch hoặc làm trơn láng bằng xi măng. Bể nuôi phải có chỗ thoát nước để thay nước.

Với bể mới: đổ nước vào bể, ngâm cùng với cây chuối hột. Sau đó thì tháo hết nước, rửa lại 2-3 lần bằng nước sạch. Cho nước vào bể mới.

Thả giống

Sau khi chọn giống bà con có thể thả thống vào bể, trọng lượng giống cỡ 40 con/kg thả với mật độ từ 80-150 con/ m2.

Trước khi thả lươn vào bể nên cho lươn tắm nước muối pha loãng 2-3% trong khoảng 5-10 phút để khử trùng lươn, hạn chế ký sinh trùng. Thời điểm thả lươn thích hợp là lúc trời mát, chiều tối đó là thời điểm tốt nhất.

Cách chăm sóc

Nguồn thức ăn bạn nên bổ sung thêm vitamin C, men tiêu hóa để tăng sức đề kháng và phòng bệnh đường ruột cho lươn con. Đặc tính của lươn ăn vào ban đêm nên cho ăn nhiều vào buổi tối. Cho lươn ăn lượng thức ăn khoảng 80%, còn 20% cho ăn vào ban ngày. Giai đoạn 1 tuần đầu cho ăn hoàn toàn vào buổi tối. Tập cho lươn ăn sớm hơn. Khi lươn ăn mạnh có thể cho lươn ăn 2 lần mỗi ngày, nhớ thay nước để lươn không bị nhiễm bệnh.


Nuôi lươn trong thời gian 90 đến 120 ngày lươn đạt kích cỡ thương phẩm thì tiến hành thu hoạch. Khi xuất bán, nên cho lươn nhịn ăn một ngày.

Nuôi lươn trong bể xi măng đơn giản,hiệu quả nhưng bà con chú ý chăm sóc cho ăn hợp lý để luơn phát triển cân nặng hợp lý.

Mời các bạn tìm hiểu thêm Mô hình nuôi lươn trong bể lót bạt

Mô hình nuôi lươn trong bể lót bạt hiệu quả

Lươn là loài thủy sản phổ biến nhiều nơi và có giá trị kinh tế khá cao sẽ giúp cải thiện nguồn thu nhập hộ nông dân ở miền quê, nông thôn. Với vốn ít và giá trị mang lại cao được nhiều tỉnh thành phố đang áp dụng và có nhiều bước tiến đáng kể. Web chăn nuôi trồng cây sẽ cho bà con biết thêm về mô hình nuôi lươn bể lót bạt.



Chọn giống

Lươn chọn làm giống không bị dị tật, phải khỏe mạnh, không bị sây sát. Lươn giống khi vận chuyển lúc trời mát, khi đem lươn giống về sát trùng dung dịch muối 3 - 5% trừ ký sinh trùng. Để lươn nghỉ 20 phút mới thả ra. Mật độ thả 30 - 50 con/m2, kích cỡ trung bình 0,5 - 50g/con. Thức ăn thành phần dinh dưỡng 70% cá tạp, 30% thức ăn viên công nghiệp dùng cho cá.

Cho ăn

Khi cho ăn nên theo dõi và tăng dần lượng thức ăn cho lươn giúp tăng trưởng. Bà con nên cho ăn 1 lần/ngày vào lúc chiều tối, thức ăn xay nhuyễn. Thay nước mỗi ngày, mỗi lần thay 100% lượng nước trong bể, bắt lươn chết hoặc yếu ra khỏi bể nuôi, nhớ vệ sinh đáy sạch sẽ, không để thức ăn dư thừa gây ô nhiễm gây bệnh cho lươn.

Chăm sóc

Trong quá trình nuôi nhớ nên bổ sung vitamin C, men tiêu hóa vào thức ăn của lươn để tăng cường sức đề kháng, phòng các bệnh đường ruột.

Khử trùng bể nuôi. Trước khi chuyển lươn vào bể nuôi tẩm bằng nước muối 1 - 3%o khoảng 2 - 3 phút để xử lý ngoại ký sinh trùng. Phòng trị bệnh đĩa bám vào phần đầu làm lươn tỏ ra chậm chạp hoặc bỏ ăn.

Đó là các kiến thức cần thiết cho bà con khỉ bắt đầu nuôi lươn trong bể lót bạt. chúc bà con thành công với mô hình này.

Xem thêm mô hình nuôi lươn sinh sản.

Hướng dẫn phân biệt thỏ đực và cái

Với những người mới việc nuôi thỏ và phân biệt đâu là con đực và con cái cũng không dễ, bởi vậy họ cần có kinh nghiệm để biết xác định chính xác, nghe một số hướng dẫn nhé.




Nuôi thỏ sinh sản bà con thường phản biết cách chọn con giống tốt, phân biệt con đực con cái tốt giúp thuận lợi trong sinh sản và cho ra thế hệ sau chất lượng cao, tỷ lệ sống sót cao. Bà con kiếm tra  bằng cách dùng một tay cầm da gáy nhấc thỏ lên, tay kia kẹp đuôi thỏ vào giữa ngón tay trỏ và ngón tay giữa, ngón tay cái ấn nhẹ vào lỗ sinh dục và vuốt ngược lên phía bụng.

Nếu thấy lỗ sinh dục tròn, hình trụ nổi lên và xa lỗ hậu môn là con đực. Nếu lỗ sinh dục kéo dài thành khe rãnh, gần lỗ hậu môn thì đó là thỏ cái. Việc phân biệt giới tính của thỏ bà con nên được tiến hành ngay trước khi cai sữa để tách ra nuôi riêng.

Chỉ một số mẹo nhỏ thôi nhưng người nuôi đã biết làm sao để phân biệt thơ dục và cái rồi đúng không nào. Mời xem thêm tin tức cách nuôi thỏ sinh sản. Chúng tôi sẽ cập nhật nhiều kiến thức về nuôi thỏ giúp bà con tự nuôi tốt tại nhà.

Thứ Ba, 2 tháng 1, 2018

Nuôi thỏ sinh sản kỹ thuật nên biết

Để đảm bảo nguồn cung lâu dài nhiều gia đình thường chuẩn bị đầy đủ thỏ giống để cho chúng giao phối tạo ra nguồn con giống chất lượng ổn định.



Nuôi thỏ giao phối:

Trong đàn thì mỗi con đực cho phối giống 2 lần/ngày. Thời điểm phối vào sáng sớm. Khi phối giống cần bắt thỏ cái đến lồng thỏ đực. Nếu thỏ cái động thì sẽ sãn sàng làm quen với thỏ đực và giao phối trong vòng 2 phút. Khi phối giống thành công là con đực nhảy xong, kêu lên.

Tỷ lệ thỏ đực/cái trong đàn giống: Trong đàn ghép 1 đực với 5-7 cái. Nếu trong đàn thương phẩm thì số thỏ cái tăng gấp đôi.

Nuôi thỏ chữa:

Thời gian chửa của thỏ là 30 -32 ngày. Phương pháp khám thai vào ngày thứ 10-14 sau khi phối là chính xác nhất. Kiểm tra thỏ chửa bằng cách dùng thỏ đực cho phối thử sau 10-14 ngày, nếu thỏ chửa thì không chịu đực. Thỏ có chửa cần được cho ăn nhiều thức ăn giàu sinh tố A, D, E và tăng dần thức ăn tinh giàu protein cho ăn thức ăn thô xanh, củ quả vừa đủ để bổ sung dinh dưỡng.

Nuôi thỏ đẻ và thỏ mẹ nuôi con

Trước khi thỏ để nên chuẩn bị ổ đẻ, vệ sinh đưa vào lồng trước khi đẻ 3 ngày. Khi thỏ đẻ và tiết sữa nuôi con cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng, nước uống đầy đủ, tránh hiện tượng thỏ mẹ ăn con do thiếu khoáng và nước.

Bổ sung cho thỏ mẹ uống nước đường hoặc ăn mía giúp tiết sữa nhiều nuôi con thuận lợi. Điều quan trọng trong khi chăm sóc thỏ đẻ và thỏ mẹ nuôi con là người nuôi cần phải đảm bảo môi trường không khí, lồng chuồng, thức ăn nước uống sạch sẽ, điều này giúp giảm các mầm bệnh lây lan trong quá trình chăm sóc mẹ và con.

Đó là một số thông tin về nuôi thỏ sinh sản mà bà con nên biết. Nuôi thỏ sinh sản đảm bảo nguồn giống ổn định lâu dài cho bà con.

Mời tham khảo thêm thức ăn cho thỏ.

Nuôi lươn sinh sản kỹ thuật nên biết

Lươn là một loài thủy sản có giá trị kinh tế và thực phẩm bổ dưỡng cho người già và trẻ em. Nuôi lươn không khó nên nhiều người ứng dụng vào giúp mang lại hiệu quả cao.Để tiện lợi cho nhân giống nhiều người thường cho lươn sinh sản.





Xây dựng bể nuôi

Bể phải có bóng râm để che bóng tổng diện tích có thể thấp nhất 15m2 và cao nhất là 30m2. Xung quanh bể có thể dùng tre, gỗ, đáy bể và thành bể được làm bằng bạt hoặc chất liệu nilon. Chiều cao có thể khoảng 80-120cm. Bơm nước vào để kiểm tra rò rỉ nước.Dưới đáy phải có lớp bùn sạch để tạo độ nghiêng từ thành bể ra giữa bể.

Mua lươn giống

Con giống phải nguyên dạng, không bị xây xước, trườn nhanh. Thời điểm mang lươn về nhớ chọn lúc mặt trời chưa lên. Sau khi mang về đến nhà hãy cho lươn vào một thau hay chậu nước khoảng 2 tiếng rồi cho lươn tắm nước muối loãng khoảng 15 phút để tẩy đi vi trùng xung quanh người.

Cách chăm sóc

Sau khi thả lươn thì không cần cho lươn ăn vào ngày thứ nhất vì lươn cần thời gian để thích nghi môi trường. Mỗi ngày chỉ nên cho ăn 1 lần vào buổi chiều tối. Cho ăn các loại cá tạp, tôm, cua, trùn, nhuyễn thể xay nhuyễn, vo viên. Mới đầu lươn ăn rất ít, nên chỉ cho khoảng dưới 5% trọng lượng cơ thể.

Khi cho ăn theo dõi điều chỉnh lượng thức ăn. Thời gian trong ngày nên thay nước 3-4 lần.

Lươn đẻ

Sau khi lươn để hãy gom trứng lươn, dùng vợt chuẩn bị sẵn, vớt nhẹ ổ bọt mang lên rửa sạch và cho vào các thau hoặc chậu nước sạch, nhớ sục khí. Ấp trứng trong chậu khoảng trên dưới 290C, độ pH phải đạt trung bình là 7. Trong vòng 10 ngày trứng sẽ nở.

Bà con đã hình dung được phần nào cách nuôi lươn sinh sản chưa ? đó chỉ là một số hướng dẫn đơn giản. Bà con tìm hiểu thêm trên mạng để có thêm kiến thức nuôi lươn sinh sản đúng cách nhất.

Bà con tìm hiểu thêm chọn thức ăn cho lươn

Chọn thức ăn dành cho lươn

Bà con nông dân khi nuôi lươn cần tìm hiểu về nguồn thức ăn cho chúng để đảm bảo phát triển và sinh sản tốt nhất. Nếu nuôi lươn thịt cần quan tâm đến nguồn thức ăn giúp thịt ngon hơn hẳn. Mời bà con xem thêm thông tin do channuoitrongcay.blogspot.com tư vấn về thức ăn cho lươn khi nuôi.



Thức ăn:

Thức ăn của lươn chia làm 2 loại đó là thức ăn động vật và thức ăn công nghiệp. Loại thức ăn lươn ưa thích nhất giúp lươn tăng trọng nhanh nhất là giun đất. Có rất nhiều bà con tự nuôi hoặc đi mua loại thức ăn này để cung cấp cho lươn. Bà con có thể cho lươn ăn thêm các loại nhuyễn thể như nghêu, sò, ốc, hến … cá tạp. Luơn bổ sung thêm thức ăn động vật giúp phát triển và tầng trọng đầy đủ.

Ngoài ra bà con còn nên cho lươn ăn thức ăn công nghiệp để đẩy nhanh quá trình tăng trưởng của lươn. Trên thị trường chưa có thức ăn công nghiệp dành riêng cho lươn, bà còn có thể thức ăn cho cá để bổ sung tuy nhiên nguồn thức ăn chính vẫn là thức ăn từ động vật được nêu bên trên.

Cách cho lươn ăn:

Khi cho ăn bà con nên nhớ cho ăn đủ liều lượng. Thiếu thì gây đói mà thừa sẽ làm bẩn môi trường sống của lươn. Khẩu phần ăn của lươn mỗi lần ăn chỉ khoảng  từ 1-2% trọng lượng đàn.

Thức ăn đủ chất dinh dưỡn. Thức ăn tươi sống là chủ đạo, thức ăn công nghiệp chỉ là bổ sung. Thức ăn phải đảm bảo sạch, tươi.

Thời điểm cho lươn ăn vào buổi chiều tối tầm từ 4h đến 6h.. Buổi tối cho ăn 70-80%, 20-30% còn lại dành cho ban ngày. Bà con nhớ chú ý thêm thì thời điểm giữa năm đến cuối năm lươn ăn nhiều, do đó có thể tăng khẩu phần ăn lên cho phù hợp với khẩu phần ăn hàng ngày của lươn.

Thứ Hai, 1 tháng 1, 2018

Nuôi cá lóc giá bao nhiêu ? địa chỉ bán cá lóc giống

Mô hình nuôi cá lóc đang được nhiều địa phương triển khai và thu được nhiều lợi ích kinh tế dân kế giúp cải thiện thu nhập cho các hộ gia đình. Mời bà con tìm hiểu cùng với giá cá lóc giống và địa chỉ bán cá lóc giống.


Giá cá lóc nuôi
Giá cá lóc thịt nuôi tại ao theo khảo sát có giá từ 20.000 – 25.000 đồng/kg. Chi phí giá thành cho 1 kg cá lóc thịt là 30.000 – 35.000 đồng.

Giá cá lóc do nguồn cung không còn ồ ạt một cách không kiểm soát nữa nên giá cá lóc trên thị trường cũng có xu hướng tăng trở lại.

Với giá cá lóc giống tăng nhẹ. Giá cá lóc giống dao động từ 350 – 450 đồng/con. Nếu tính theo trọng lượng thì mỗi kí cá lóc giống sẽ có giá là từ 250.000 – 280.000 đồng.

Địa chỉ bán cá lóc giống

Cơ sở bán cá lóc giống của Bác Niên - ở Hà Tiến, Hà Trung, Thanh Hóa. Chuyên cung cấp các loại cá lóc giống miền Bắc. Trại cá lóc giống bác Niên giúp bà con nông dân có được những con giống ưng ý cho mình.

Cơ sở bán cá lóc giống Thiên Nhâm cung cấp cá lóc giống cả nước. Giá cả tại điểm cung cấp này được đánh giá là rất cạnh tranh, chất lượng ổn.

Trại giống Thanh Đồng – Hồng Ngự, Đồng Tháp. Cung cấp cá lóc giống, vận chuyển toàn quốc.

Trại cá giống Tư Hải - Củ Chi, TP. HCM, tại phía Nam bạn có thể ghé thăm địa chỉ này, địa điểm được bà con tin tưởng khi mua con giống tại khu vực TP. HCM.

Trên đó là vài thông tin về giá cả cá lóc giống và một vài địa chỉ bán cá lóc giống trên cả nước cho bà con tham khảo.

Thức ăn khi nuôi thỏ mà người nuôi nên biết

Nuôi thỏ đang là mô hình kiếm được nhiều lợi nhuận mà nhiều bà con nông dân đang áp dụng thu được lợi ích kinh tế lớn. Khi nuôi thỏ nên chọn thức ăn thế nào ? mời bạn cùng theo dõi thông tin bên dưới để biết nhé.



1. Thức ăn xanh

- Rau mọc tự nhiên nên sử dụng rau mọc nơi khô cạn, như rau sam, rau dền dại,  nhọ nồi…

- Rau muống, rau dền, rau lang, rau cải, bắp cải,…các loại rau này thường chứa nhiều nước và được bón nhiều phân hữu cơ.

- Lá chuối các loại như chuối tây, chuối hột, chuối ngự.

- Lá sắn dây có hàm lượng đạm cao.

- Lá keo dậu, lá mít, lá tre, lá chè tươi.

2. Củ quả

Thỏ ăn các loại củ quả như củ cà rốt, củ cải, khoai lang ta, bí đỏ. Các loại củ quả nàyđều chứa nhiều chất đạm, chất xơ vitamin … rất tốt cho sức khỏe của chúng.

3. Ngũ cốc 

Cho thỏ ăn các thức ăn từ ngũ cốc, đây là loại thức ăn bổ sung cho thỏ. CÁc loại ngũ cốc như lúa, gạo lúc, cơm nguội, đậu xanh, đậu phộng, bắp. Nên cho ăn hạn chế không nên cho ăn nhiều sẽ không tốt.

4. Thức ăn viên

Dạng cám viên giàu dinh dưỡng giúp mau tăng trọng. Cho ăn loaiij thức ăn viên chỉ cho thỏ ăn ở mức hạn chế, khoảng 5% so với trọng lượng cơ thể. Cho ăn quá nhiều sẽ làm cho thỏ mau béo phì, giảm khả năng sinh sản của cả thỏ cái và thỏ đực.

Một số loại thức ăn dành cho thỏ mà bạn nên biết để giúp chúng phát triển và tăng trọng nhanh mà bà con nên biết để áp dụng vào khẩu phần ăn hằng ngày.