Thứ Ba, 30 tháng 1, 2018

Đặc điểm và giá trị chim trĩ

Chim trĩ được nuôi ở nước ta thường làm cảnh nhưng cũng có nhiều người nuôi chim trĩ để phát triển kinh tế và mang lại thu nhập khá. Khi nuôi một giống vật gì là muốn đạt được thành công đò hỏi người nuôi phải hiểu rõ chúng tường tận.

Với việc nuôi chim trĩ người nuôi cần biết nhiều về đặc điểm của chúng.



Đặc điểm

Chim trĩ đỏ là loài vật có màu sắc đẹp, nhất là đối với con trống. Phần đầu màu xanh óng ánh, da mặt đỏ, có một vòng trắng quanh cổ rõ rệt. Phần mình màu nâu thẩm, phần dưới ngực màu tím hồng đậm, hai bên cánh màu vàng nhạc, điểm đốm đen trắng. Màu kết hợp làm chim trĩ nỗi bật so với các loài  khác. Chân chim màu xám hoặc vàng. Lông đuôi màu xám tro. Khối lượng chim trưởng thành từ 1,2 – 2kg.

Thức ăn

Chim trĩ không như loài khác khi ăn ít, chúng ăn một lượng bằng một nửa so với gà. Một con chim trĩ trưởng thành tiêu tốn lượng thức ăn 6-7kg/lứa. Thời gian ăn của chúng không cố định, khi nào hết thì tiếp thêm. Thức ăn có thể là những nguồn có thể tận dụng sẵn có như là thóc, đậu, ngô, rau …

Tập tính

Giống trĩ khi đi tìm mồi thì xuống đất, nhưng khi ngủ lại thích ngủ trên cây. Kể cả chim trĩ mái cũng vậy. Người nuôi khi làm chuồng nuôi trĩ tạo độ cao từ 1,5 đến 2m. Nếu thiếu chỗ đậu ngủ, chúng sẽ bay lên bay xuống nhiều lần, hoặc chen lấn nhau gây bất ổn cho cá thể khác.

Chúng thời gian trước và sau mùa sinh sản nhiều trĩ trống mái vẫn sống chung với nhau thì những bầy nhỏ độ 5 đến 10 con. Khi nuôi nhốt với trĩ con, trĩ nuôi tập thể trong chuồng lớn, nhờ đó mà chúng tranh nhau ăn nên chóng lớn.

Giá trị kinh tế
Chim trĩ phối giống, năng suất thịt, trứng cao. Nếu mỗi hộ nuôi khoảng 5 con trĩ trống (thịt) và 5 con trĩ mái mỗi năm chúng cung cấp khoảng 10kg thịt thương phẩm và 500 trứng. Nếu giá chim trĩ thịt là 400.000đ/kg và giá trứng chim là 30.000đ/trứng thì mỗi năm hộ nuôi có thể thu được gần 20 triệu đồng từ việc bán thịt và trứng.

Chim trĩ khi nuôi cần nắm rõ đặc tính của chúng để chăm sóc giúp chúng nhanh lớn thu hoạch nhanh giúp cho bạn thu lợi lớn.

Thứ Ba, 23 tháng 1, 2018

Phòng trị bệnh cho dê khi nuôi

Cùng tìm hiểu ngay về một số căn bệnh thường gặp cho dê và cách phòng trị bệnh cho dê mà người nuôi nên biết, thông tin sau đây chắc chắn bổ ích cho các bạn khi chăn nuôi dê trong chuồng trại tại nhà.



Bệnh ỉa chảy của dê

Dê mắc bệnh này nguyên nhân là do vi trùng hoặc thức ăn, nước uống bẩn, thiu, mốc. Dê bị bệnh phân nát đến lỏng. Hướng dẫn cách trị bệnh cho ăn hoặc uống nước lá ổi, lá quả hồng xiêm, búp sim kết hợp cloramfenicon ngày 2-4 viên/con lớn.

Bệnh đau mắt.

Chủ yếu dê gặp phải trường hợp này do chuồng trại bẩn, ít vệ sinh chuồng trại. Trong các bệnh thường gặp thì đau mắt là bệnh phổ biến ở dê. Dễ thấy nhất khi dê bị bệnh mắt đỏ, nước mắt chảy nhiều, nặng có mủ.

Trị bệnh bằng cách cho dê rửa nước muối, nhỏ thuốc đau mắt (sunfat kẽm 10%) rồi bôi thuốc mỡ tetraxilin ngày 2 lần dê sẽ hết bệnh nhanh chóng.

Bệnh chướng bụng

Dê bị tình trạng này do thức ăn thiu, mốc hoặc quá giàu đạm. Dê bệnh thành bụng bên trái căng, chướng to, gõ có tiếng, con vật khó thở sùi bọt mép.

Trị bệnh: lấy 2 củ tỏi giã nhỏ hòa vào 100ml rượu hoặc dấm cho dê uống và nhấc 2 chân trước lên để dê ở trạng thái đứng: xoa bóp vùng bụng liên tục nhiều lần cho dê ợ hơi, trung tiện là được rồi.

Bệnh loét miệng

Dê bị tình trạng này do siêu vi trùng hoặc ăn thức ăn già gây xây sát nhiễm trùng. Vùng môi, trong miệng có mụn to, miệng bị loét ra, con vật khó nhai, khó nuốt, nước dãi có mùi thối hơn bình thường.

Cách trị bệnh: rửa vết loét bằng nước muối loãng, nước oxy già rồi bôi thuốc mỡ kháng sinh. Nên dùng chanh, khế sát vào vết loét nhiều lần trong ngày cũng giúp tình trạng của dê được khá hơn nhanh chóng.

Đó là các bệnh mà dê hay gặp phải, trong quá trình nuôi người nông dân nên phòng bệnh chuồng trại sạch sẽ, thông thoáng giúp hạn chế tình trạng dê mắc bệnh.

Theo https://channuoitrongcay.blogspot.com/

Chủ Nhật, 21 tháng 1, 2018

Quy trình nuôi dê sinh sản

Nuôi dê đang được nhiều địa phương áp dụng mang lại nguồn thịt tươi ngon sạch cho thị trường, vì vậy được nhiều người tiêu dùng yêu thích, nhu cầu thịt dê cũng tăng cao vì vậy chủ động con giống giúp bà con làm chủ quá trình nuôi dê sinh sản.



Chọn dê giống

Dê cái: chọn con dê cái phải có nguồn gốc rõ ràng. Nên chọn dê cái từ dê mẹ khỏe mạnh, dê có bộ lông mượt, không mắc bệnh về vú là tốt nhất cho quá sinh sản.

Dê đực: nhiều người thường hay chọn giống dê Boer vì sức khỏe tốt, tỷ lệ đậu thai cao. Nên chọn dê đực được sinh từ dê mẹ khỏe mạnh, không có bất kì các dị tật nào khác.

Phối giống

Từ 6 tháng thì dê cái đến tuổi động dục, người chăn nuôi phải cho dê cái phối giống vào thời điểm này nếu không sẽ không mang lại hiệu quả cao. Trọng lượng của dê cái khi cho phối giống lý tưởng nhất là 20kg.

Dê cái nếu sinh sản tốt đến 10 năm, thông thường sau 5 năm nếu năng suất sinh sản giảm thì nên thải loại.Mỗi con dê giống cái thường sinh trung bình từ 2 – 3 con/lứa (dê Boer). Dê mẹ sau khi sinh khoảng 1,5 – 2 tháng là có thể lên giống lại được.

Thức ăn cho dê

Thức ăn cho dê mà bạn quan tâm giúp dê phát triển nhanh và khỏe mạnh. Dê là loài ăn tạp, chúng có thể ăn được rất nhiều loại thức ăn mà bạn không cần tốn quá nhiều chi phí cho chúng. Thông thường bạn sẽ có 2 nhóm thức ăn chính cho dê: Thức ăn thô xanh (cây cỏ tự nhiên) và thức ăn tinh (cám, thức ăn công nghiệp).

Làm chuồng nuôi dê sinh sản đúng cách

- Đo từ mặt đất đến chuồng phải cao khoảng 0,8-1m, chuồng nuôi phải đủ rộng và thoáng.

- Chọn chất liệu chủ yếu đó là gỗ hoặc tre. Mật độ 1 mét vuông/ 1 con.

- Khi làm chuồng nhớ chọn hướng có ánh nắng, tránh quay mặt về hướng gió rất bất lợi khi nuôi.

- Nhớ là phải ngăn giữa ê đực và dê cái.

Mời bà con xem thêm thông tin về Kỹ thuật nuôi dê Bách Thảo