Nuôi thỏ giao phối:
Trong đàn thì mỗi con đực cho phối giống 2 lần/ngày. Thời điểm phối vào sáng sớm. Khi phối giống cần bắt thỏ cái đến lồng thỏ đực. Nếu thỏ cái động thì sẽ sãn sàng làm quen với thỏ đực và giao phối trong vòng 2 phút. Khi phối giống thành công là con đực nhảy xong, kêu lên.
Tỷ lệ thỏ đực/cái trong đàn giống: Trong đàn ghép 1 đực với 5-7 cái. Nếu trong đàn thương phẩm thì số thỏ cái tăng gấp đôi.
Nuôi thỏ chữa:
Thời gian chửa của thỏ là 30 -32 ngày. Phương pháp khám thai vào ngày thứ 10-14 sau khi phối là chính xác nhất. Kiểm tra thỏ chửa bằng cách dùng thỏ đực cho phối thử sau 10-14 ngày, nếu thỏ chửa thì không chịu đực. Thỏ có chửa cần được cho ăn nhiều thức ăn giàu sinh tố A, D, E và tăng dần thức ăn tinh giàu protein cho ăn thức ăn thô xanh, củ quả vừa đủ để bổ sung dinh dưỡng.
Nuôi thỏ đẻ và thỏ mẹ nuôi con
Trước khi thỏ để nên chuẩn bị ổ đẻ, vệ sinh đưa vào lồng trước khi đẻ 3 ngày. Khi thỏ đẻ và tiết sữa nuôi con cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng, nước uống đầy đủ, tránh hiện tượng thỏ mẹ ăn con do thiếu khoáng và nước.
Bổ sung cho thỏ mẹ uống nước đường hoặc ăn mía giúp tiết sữa nhiều nuôi con thuận lợi. Điều quan trọng trong khi chăm sóc thỏ đẻ và thỏ mẹ nuôi con là người nuôi cần phải đảm bảo môi trường không khí, lồng chuồng, thức ăn nước uống sạch sẽ, điều này giúp giảm các mầm bệnh lây lan trong quá trình chăm sóc mẹ và con.
Đó là một số thông tin về nuôi thỏ sinh sản mà bà con nên biết. Nuôi thỏ sinh sản đảm bảo nguồn giống ổn định lâu dài cho bà con.
Mời tham khảo thêm thức ăn cho thỏ.
0 Comment to "Nuôi thỏ sinh sản kỹ thuật nên biết"
Đăng nhận xét